0986 58 78 78

Lĩnh vực hoạt động

Bật mí cách bố trí thép sàn đúng chuẩn trong các công trình công nghiệp.

Bật mí cách bố trí thép sàn đúng chuẩn trong các công trình công nghiệp.

Cách bố trí thép sàn trong các công trình công nghiệp luôn được giới kỹ thuật và các công ty xây dựng đặc biệt quan tâm. Bởi việc bố trí thép sàn đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo cho kết cấu sàn thép đạt chất lượng tối ưu với khả năng chịu lực, tải trọng tốt. Từ đó, góp phần mang lại một công trình chất lượng, kiên cố.

Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc cách bố trí thép sàn đúng chuẩn đối với công trình công nghiệp để quý vị có thêm kiến thức cũng như tham khảo.

1. Nguyên tắc bố trí thép sàn.

Bố trí thép sàn 1 phương: là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định hoặc cũng có thể uốn theo 2 phương tuy nhiên độ uốn của phương còn lại sẽ nhỏ hơn. Chúng có thể kê lên tường hay đổ liền khối với dầm nhưng chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng cạnh đối diện.

Bố trí thép sàn 2 phương: Là dạng sàn chịu uốn theo 2 phương và không có bên nào chịu độ uốn nhỏ. Bố trí thép sàn 2 phương giống như cách bố trí thép sàn 1 phương nhưng ở các chỗ liên kết với dầm thì độ uốn sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh liền kề.

Khi bố trí thép sàn cần xác định được nội lực của sàn để chọn cách bố trí thép sàn 1 phương hoặc 2 phương sao cho phù hợp với từng đặc điểm và yêu cầu của công trình.

2. Hướng dẫn cách thi công thép sàn và kỹ thuật đan sắt sàn.

Thép sàn gồm có thép momen âm và thép momen dương. Để thi công thép sàn và đan sắt sàn đúng chuẩn thì cần nắm rõ hai loại thép này.

Cốt thép chịu monen âm được bố trí phía trên của bản và chúng có vai trò tạo ra lực kéo cho thớ trên của tiết diện vì vậy phải bố trí thép ở bên trên của tiết diện.

Cốt thép chịu momen dương được bố trí phía dưới của bản, ngược lại so với momen âm.

Đối với những loại sàn dày tới 150 thì đường kính lớn nhất được cho phép là 15. Tuy nhiên, khi thi công nên sử dụng các cây thép có đường kính cỡ 12 để đảm bảo. Trình tự thực hiện bô sàn sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên cần bô thép ở dưới và bô theo cạnh ngắn trước rồi sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc tiến hành dải thép cần đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu bút xóa hoặc dấu mực để có thể dễ dàng định vị vị trí.

Bước 2: Sau khi hoàn tất, sẽ chuyển sang bô thép gối- thép chịu momen âm. Chiều dài neo của thép gối sẽ được bắt đầu từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép và phải đủ kích thước quy định.

Bước 3: Sau khi đã bô thép gối xong, cần có thép cấu tạo để giữ khung. Thông thường, đơn vị thi công sẽ sử dụng thép cấu tạo là Ø 8 A200 hoặc  Ø8 A300.

Bước 4: Cần sử dụng thêm các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Có thể sử dụng đá hoa cương hoặc đá 1x2 có độ dày từ 2.5-3cm.

Bước 5: Tại vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có). Đối với giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ được nằm ở trên.

Bước 6: Các thép mũ cần sử dụng các loại thép Ø10 trở lên vì khi đổ bê tông vật liệu, người dẫm lên sẽ không mất đi chiều cao làm việc của thép gối.

Để công trình thi công đạt chất lượng cần thực hiện bố trí thép sàn đúng chuẩn cũng như sử dụng vật tư chất lượng.

Bên cạnh đó, không thể thiếu sự góp mặt của đội thi công lành nghề, đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư am hiểu tường tận về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm. Do đó, quý chủ đầu tư cần lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng uy tín và chuyên nghiệp để đồng hành kiến thiết lên những công trình chất lượng và thẩm mỹ.

Chánh Nghĩa Group- nhà thầu thiết kế và thi công xây dựng uy tín để quý vị trao trọn niềm tin và gặt hái “quả ngọt”.

Để được tư vấn và báo giá xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CHÁNH NGHĨA

Địa chỉ: 993 Huỳnh Văn Lũy, P. Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Hotline: 0986 58 78 78

Email: info@chanhnghia.com

Website: chanhnghia.com 

 

 

 

Lĩnh vực liên quan

Liên hệ tư vấn / báo giá

Để được tư vấn miễn phí, nhận báo giá chi tiết và tư vấn về phong thủy, bài trí phòng hợp lý, cũng như nhận ưu đãi hấp dẫn vui lòng cung cấp các thông tin vào form bên dưới.

Đối tác