thiết kế xây dựng trường mầm non
Thiết kế xây dựng trường mầm non
Thiết kế và xây dựng trường mầm non chính là thiết kế và xây dựng ngôi trường đầu tiên cho những chủ nhân tương lai, những trụ cột kinh tế, chính trị, giáo dục,… tương lai của đất nước. Một ngôi trường có không gian sạch đẹp, khoa học, an toàn sẽ giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, vui hơn và học tập tốt hơn.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ sinh cũng giảm, mỗi gia đình thường chỉ sinh từ 1-2 con, nhu cầu về chất lượng của cuộc sống tăng lên. Vì vậy, các bậc phụ huynh ngày càng khó tính trong việc chọn lựa ngôi trường dành cho con em mình.
Chính vì thế các nhà đầu tư dù là tư nhân, nhà nước hay quốc tế đều mong muốn thiết kế xây dựng trường mầm non vừa đảm bảo cảnh quan đẹp, chất lượng tốt và phù hợp tiêu chuẩn thu hút các bậc phụ huynh và các bé.
Mời bạn cùng CHANH NGHIA GROUP điểm lại một số lưu ý khi thiết kế và xây dựng trường mầm non:
- Căn cứ pháp lý: Theo TCVN 3907: 2011
1. Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
2. Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.
3. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi, diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.
Đối với những địa phương khó khăn về đất đai, có thể khắc phục bằng cách thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và đảm bảo đủ diện tích theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
4. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên.
5. Cơ cấu khối công trình
a. Yêu cầu chung
- Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành.
- Bố trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục đối với từng độ tuổi; Đảm bả lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.
b. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:
- Phòng sinh hoạt chung;
- Phòng ngủ;
- Phòng vệ sinh;
- Hiên chơi.
c. Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.
d. Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho
e. Khối phòng hành chính quản trị gồm:
- văn phòng trường;
- Phòng Ban Giám hiệu;
- Phòng Hành chính quản trị;
- Phòng Y tế;
- Phòng bảo vệ;
- Phòng dành cho nhân viên;
- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.
6. Hệ thống sân vườn gồm: sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; khu vực sân chơi – cây xanh.
Một số yêu cầu cụ thể:
- Khu vực phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung
Phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung của các bé phải đảm bảo thoáng mát, rộng rãi, diện tích tối thiểu 2m2/bé; hành lang rộng trên 3m, sàn lát sạch sẽ.
Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:
+ Bàn, ghế của trẻ phải thiết kế đúng theo quy chuẩn và đủ cho số lượng trẻ trong lớp học.
+ Bàn, ghế, bảng cho giáo viên.
+ Hệ thống các loại tủ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu.
+ Hệ thống đèn, hệ thống quạt.
+ Hệ thống giường, phản, chiếu, nệm, chăn, gối, màn, quạt tùy theo khí hậu từng miền.
+ Các hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.
- Nhà vệ sinh
Đảm bảo 04 – 0.6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:
+ Đối với trẻ nhà trẻ: Vòi rửa tay; ghế ngồi bô; có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ từ 24 – 36 tháng; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.
+ Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy bồn chứa nước.
Có vách ngăn bằng kính để giáo viên dễ quan sát các bé hơn; gạch lát sàn phải là gạch nhám và có bố trí thảm gai chống trơn trượt; kích thước bồn cầu không được quá to cũng không được quá nhỏ gây bất tiện và khó khăn khi đi vệ sinh cho các bé.
- Thiết kế lớp học theo từng lứa tuổi
Khác với các lớp chồi, lớp lá thì các lớp học mầm non của các bé cần nhiều màu sắc rực rỡ để thu hút các bé và kích thích thị giác, giúp tăng hứng thú, đồng thời lớp học cần rộng rãi thoáng mát, nên có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, bàn ghế bố trí phù hợp độ tuổi.
- Sân chơi
Sân chơi cho trẻ rất quan trọng trong khuôn viên học tập của bé bởi đó là khu vực giúp bé chơi các trò chơi vận động để giúp bé phát triển trí tuệ cũng như thể chất toàn diện hơn. Sân chơi cần nhiều cây xanh, có tán lá rộng, ít rụng lá; có các bồn hoa sặc sỡ, bắt mắt.
- Nhà bếp
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường mầm non đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các bậc phụ huynh hiện nay. Điều đó đồng nghĩa các nhà đầu tư phải thiết kế khu vực rộng rãi, sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn đảm bảo quy định an toàn thực phẩm mỗi bữa ăn cho bé.
Nhà bếp có các thiết bị sau đây:
+ Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
+ Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán tú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;
+ Đảm bảo các chất thải được xử lý theo đúng quy định an toàn môi trường; Đồng thời việc phòng chống cháy nổ cũng cần phải lưu ý cần thiết theo đúng quy định
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế và xây dựng trường mầm non. Là ngôi trường đầu tiên, những bạn bè đầu tiên, bài học đầu tiên, ước mơ đầu tiên của mỗi con người. Vì vậy, cần có một sự đầu tư cả về vật chất và ý tưởng sáng tạo để xây dựng nên những ngôi trường mầm non tuyệt vời và đạt chuẩn.
Công ty Cổ phần Xây dựng Chánh Nghĩa – CHANH NGHIA GROUP với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế xây dựng các công trình trường học, đặc biệt là trường mầm non sẽ là lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư tâm huyết trong việc xây dựng trường học cho các bé thân yêu. CHANH NGHIA GROUP là công ty thiết kế và xây dựng uy tín tại Bình Dương, được các chủ đầu tư đánh giá rất cao, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng trường mầm non.
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi để có được tư vấn về thiết kế thi công trường mầm non từ những chuyên gia hàng đầu về kiến trúc – xây dựng của CHANH NGHIA GROUP nhé
THÔNG TIN CÔNG TY:
Công ty Cổ phần Xây dựng Chánh Nghĩa – CHANH NGHIA GROUP
Số: 993 Huỳnh Văn Lũy, phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Hotline: 0986 58 78 78
Email: info@chanhnghia.com
Website: www.chanhnghia.comư
CÁC BÀI VIẾT NÊN THAM KHẢO
Thiết kế và thi công trường học uy tín tại Bình Dương
Công ty xây dựng số 1 tại Bình Dương
Nên chọn công ty xây dựng hay đội thầu xây dựng
Liên hệ tư vấn / báo giá
Để được tư vấn miễn phí, nhận báo giá chi tiết và tư vấn về phong thủy, bài trí phòng hợp lý, cũng như nhận ưu đãi hấp dẫn vui lòng cung cấp các thông tin vào form bên dưới.