Ngành xây dựng trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19
Đại dịch Covid – 19 bùng phát đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, do đó nó đã tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản và bao gồm cả ngành xây dựng.
Theo tổng cục Thống kê, kết thúc Quý I/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 3,82% so với cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng khá so với các nước trong khu vực giữa bối cảnh dịch Covid – 19 đang bùng phát mạnh trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, động lực tăng trưởng chính đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng với mức tăng 5,15%, đóng góp nổi bật tới 58,4%; tiếp đó là khu vực dịch vụ tăng 3,27% và đóng góp 41,1%. Trong đó ngành xây dựng tăng 4,37%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được rằng, các doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn sau gần 3 tháng dịch bệnh. Thực tế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đã “thấm” mệt từ năm 2019 khi chính quyền các địa phương siết chặt thủ tục cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, xét duyệt dự án khiến hàng loại dự án bất động sản không thể triển khai, ở một số phân khúc có tình trạng đóng băng dẫn đến khó khăn cho các chủ đầu tư. Trong thời gian này, người dân thủ tiền mặt, không dám đầu tư, chi tiêu, nhất là bất động sản vốn lớn. Các dự án ngưng trệ nên nhu cầu xây dựng cũng chững lại.
Chủ đầu tư khó, vật liệu xây dựng khó theo, một số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng khi nguồn cung dừng đột ngột, dẫn đến thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất, từ đó làm tăng giá sản phẩm.
Có thể nói, trong thời gian này có thể nhìn nhận doanh nghiệp như một người đi đường đang tạm nghỉ, tranh thủ “xốc” lại hành lý, tư trang. Doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch theo từng giai đoạn ngắn hạn. Một số doanh nghiệp đã điều chỉnh mục tiêu doanh số, hạ mức tăng trưởng, cắt giảm ngân sách chi tiêu, ứng dụng công nghệ vào nhiều hoạt động. Về dài hạn, nhiều đơn vị đã có sự thay đổi chiến lược và chuẩn bị nâng cao năng lực của mình. Dự báo rằng, qua đại dịch doanh nghiệp sẽ trụ lại một đội ngũ nhân viên, đối tác, khách hàng trung thành bởi cùng nhau gánh vác khó khăn.
Chúng ta hy vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của ngành xây dựng sau đại dịch, bởi cùng với các ngành chế tạo, chế biến, ngành xây dựng được coi là mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Tin tưởng vào sức bền của ngành kinh tế này khi tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam hiện còn ở mức thấp, cơ cấu dân số trẻ kéo theo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án bất động sản nhà ở, thương mại, du lịch đang rất lớn. Những tiềm năng này chính là nền tảng giúp lĩnh vực xây dựng vượt qua khó khăn, từ đó kích cầu các ngành liên quan như sản xuất hay kinh doanh vật liệu xây dựng.
CHANH NGHIA GROUP
Liên hệ tư vấn / báo giá
Để được tư vấn miễn phí, nhận báo giá chi tiết và tư vấn về phong thủy, bài trí phòng hợp lý, cũng như nhận ưu đãi hấp dẫn vui lòng cung cấp các thông tin vào form bên dưới.