Những thách thức nào doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt cuối năm 2022.
Nhìn lại 10 tháng đầu năm 2022 của các doanh nghiệp xây dựng
Năm 2022 có thể nói là một năm đầy thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng khi phải gồng mình vực dậy sau một thời gian dài “bất động” bởi đại dịch Covid-19 hoành hành từ những tháng cuối năm 2019 và năm 2020. Các doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt với tổn thất kinh tế như chi phí duy trì bộ máy, chi phí phòng chống dịch, chi phí tuyển dụng nguồn nhân lực sau các đợt giãn cách, các công trình dự án bị chậm tiến độ.
Khi dịch bệnh bước đầu được kiểm soát, các hoạt động sản xuất dần được khởi động trở lại thì các doanh nghiệp xây dựng lại tiếp tục đối mặt với tình trạng “bão giá’ vật liệu xây dựng, đặc biệt là sắt thép và xi măng. Có những thời điểm giá nguyên vật liệu xây dựng tăng hơn 60%. Việc tăng giá vật liệu đã trở thành cơn ác mộng đối với các nhà thầu xây dựng.
Chi phí nguyên vật liệu xây dựng chiếm khoảng 65-70% giá dự toán xây dựng công trình, việc tăng giá vật liệu xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư xây dựng, hiệu quả của nhiều dự án. Nếu tính theo tỉ trọng vật tư của cơ cấu giá thì việc tăng giá vật liệu đã làm giá thành gói thầu tăng lên từ 18% tới 30%. Chi phí nhân công cũng tăng lên tới 25% để thu hút nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu.
Lúc này, gần như lợi nhuận của các nhà thầu tiệp cận về 0, thậm chí phải chịu thua lỗ do bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký kết. Nhiều doanh nghiệp xây dựng non trẻ bị phá sản.
Mặc dù khó khăn bủa vây nhưng thị trường xây dựng Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với các doanh nghiệp đầu ngành xây dựng tiếp tục lập đỉnh. Thêm vào đó, dòng vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam với chính sách dịch chuyển các nhà máy sản xuất của các nước từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đồng thời, Chính Phủ cũng có các chính sách thúc đẩy kích thích kinh tế với việc đẩy mạnh triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư công.
Tuy nhiên, tới những tháng cuối năm 2022 thì thị trường xây dựng bắt đầu có những dấu hiệu ảm đảm bởi chịu ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản sụt giảm, chính sách tài khóa thắt chặt và tình trạng suy thoái, lạm phát của nền kinh tế.
Những thách thức nào doanh nghiệp xây dựng phải đối mặt cuối năm 2022.
Thị trường xây dựng ảm đảm: Thị trường xây dựng chịu tác động khá sâu sắc bởi thị trường bất động sản. Cuối năm 2022 thị trường bất động sản khá trầm lắng bởi rào cản về nguồn vốn tín dụng chảy vào bất động sản. Các ngân hàng có nhiều động thái thắt chặt dòng vốn tín dụng, đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực bất động sản. Điều này có thể trì hoãn việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xây dựng nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ lệ thuộc vào các dự án địa phương.
Hơn nữa, các doanh nghiệp xây dựng còn phải đối mặt với thủ tục pháp lý đầu tư dự án bất động sản chưa được tháo gỡ do đó số lượng dự án triển khai xây dựng còn hạn chế, không nhiều để cung cấp công ăn việc làm cho các doanh nghiệp xây dựng.
Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp xây dựng rơi vào tình trạng bị đọng vốn gây khó khăn, khiến dòng tiền kinh doanh âm và phải tăng vay nơ để có tiền trang trải và duy trì bộ máy. Thế nhưng việc giải ngân của các ngân hàng hết sức khó khăn cùng lãi suất vay cao khiến các doanh nghiệp ngày càng khốn khó.
Mặt khác, việc xuất hiện nhiều loại dịch loại bệnh với những mối nguy hại tiềm ẩn cũng là mối de dọa đến sự phục hồi và tốc độ phát triển của các doanh nghiệp.
Lối đi nào cho các doanh nghiệp xây dựng trong những năm tới.
Là một doanh nghiệp xây dựng hình thành và phát triển trong thời kỳ kinh tế khó khăn, trải qua nhiều bước thăng trầm của nền kinh tế, Chánh Nghĩa Group nhận định để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt thì các doanh nghiệp cần nhanh chóng và linh hoạt trong các chính sách của mình. Chuẩn bị các kịch bản ứng phó chi tiết cho mọi trạng thái của thị trường.
Cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bên cạnh đó, để có thể bứt phá và hưởng lợi từ các làn sóng FDI và đầu tư công thì doanh nghiệp cần sẵn sàng nguồn lực để đón nhận các cơ hội, dự án. Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí dự án.
Cải tiến công nghệ không ngừng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như tập trung phát triển và nâng tầm năng lực quản trị dự án.
Liên hệ tư vấn / báo giá
Để được tư vấn miễn phí, nhận báo giá chi tiết và tư vấn về phong thủy, bài trí phòng hợp lý, cũng như nhận ưu đãi hấp dẫn vui lòng cung cấp các thông tin vào form bên dưới.